Cậu sinh viên nghèo và bát cơm trắng từ chủ quán ăn

Cách đây 20 năm tại Đài Bắc, một sinh viên trẻ đi đến một nhà hàng tiệc đứng Trung Hoa. Cậu đi tới đi lui cho đến khi những thực khách cuối cùng về hết. Lúc đó cậu mới rụt rè đến gặp người chủ nhà hàng và nói rằng: “Cô chú có thể cho cháu xin một bát cơm trắng được không?”



Ông chủ và vợ ông ta có một chút bối rối vì chàng trai này không đặt món ăn nào cả. Nhưng sau một thoáng suy nghĩ, họ vẫn vui vẻ mang lên một bát cơm đầy, tuy nhiên, chàng trai lại ngập ngừng hỏi tiếp:

“Cô chú có thể cho cháu thêm một chút nước sốt hoặc nước súp lên cơm được không?” Người vợ mỉm cười đáp: “Không vấn đề gì, cậu cứ dùng miễn phí.”

Sau khi chàng trai trẻ ăn được khoảng nửa bát cơm, anh chợt nghĩ, hay mình xin thêm một bát nữa. Bà chủ nhà hàng thấy thái độ của cậu, lại nhiệt tình bảo rằng: “Một bát cơm thì không đủ đúng không nào, để tôi cho cậu thêm chút nữa nhé”. Chàng trai trả lời: “Không ạ, cháu muốn để dành để mai mang lên trường ăn ạ”

Ông chủ nhà hàng nghe vậy bèn nghĩ rằng cậu thanh niên này có lẽ xuất thân từ một gia đình nghèo khó và đang rất cố gắng để hoàn thành việc học ở trường, vì vậy ông đã cho thêm thịt lợn băm và trứng kho vào bát cho cậu, nhưng để cơm trắng úp lên trên.


Bà vợ thấy vậy bèn hỏi: “Giúp được người khác là điều rất tốt, nhưng tại sao anh lại phải giấu như thế?”. Người chồng trả lời: “Nếu cậu ấy nhìn thấy, sẽ nghĩ rằng chúng ta đang thương hại cậu và điều đó có thể làm cậu ta tổn thương. Nhưng cậu ấy cũng không thể học tốt được nếu chỉ ăn cơm trắng qua ngày.”

Người vợ rất ủng hộ thiện ý của chồng, bà nói: “Anh thực sự là một người đàn ông tốt”. Ông cười rồi nhìn bà và nói: “Dĩ nhiên rồi, chẳng phải đấy là lí do vì sao em chọn anh sao?”.
Chàng trai trẻ đã ăn cơm xong và mang phần cơm của bữa trưa mai đi. Anh ta cảm thấy hộp cơm dường như nặng hơn mọi khi, anh quay đầu lại nhìn cặp vợ chồng chủ nhà hàng mà rơm rớm nước mắt.

Từ sau đó, trừ những ngày lễ ra, ngày nào chàng trai này cũng đều đến để được có cơm trắng ăn qua ngày. Và người chủ nhà hàng thì luôn luôn cho thêm thức ăn để dưới đáy hộp để cậu mang theo cho ngày hôm sau.

Việc này cứ thế tiếp diễn cho đến khi chàng trai năm ấy tốt nghiệp đại học. Và rồi ông bà đã không còn thấy cậu trở lại nhà hàng kể từ đó.

Năm tháng trôi qua, vợ chồng ông bà chủ của nhà hàng năm nào giờ đã qua 50 tuổi. Bỗng một ngày, họ nhận được thông báo từ chính phủ rằng nhà hàng sẽ bị dỡ đập, vì nó bị xây dựng trái phép. Họ đã khóc rất nhiều, tài sản cả đời mưu sinh đã dành cho con trai du học Mỹ, giờ ở ngưỡng trung niên, lại mất việc làm mà không còn tài sản, họ có thể làm gì được đây?

Rồi một hôm, trong nỗi buồn tuyệt vọng, một người đàn ông trẻ xuất hiện với diện mạo lịch lãm nhẹ nhàng đến nhà và nói với ông bà rằng: “Giám đốc của công ty chúng tôi muốn mời ông bà đến quản lí nhà hàng tiệc đứng tự phục vụ mới mở của chúng tôi. Tất cả mọi thứ đều đã được sắp xếp xong, những gì ông bà cần làm chỉ là quản lí và dẫn dắt nhân sự ở đó, toàn bộ lợi nhuận sẽ chia cho ông bà 50%”.

Hai vợ chồng vô cùng sửng sốt: “Ai là giám đốc của công ty các vị? Chúng tôi không quen biết bất kì ngài giám đốc của doanh nghiệp nào cả!”.

“À, vì ông bà là những người tốt bụng, chính ông bà đã cưu mang giám đốc công ty chúng tôi. Tôi không biết rõ sự việc diễn ra thế nào, nhưng lãnh đạo chúng tôi nói rằng anh rất yêu thích món thịt băm và những quả trứng kho mà ông bà nấu ngày nào.”

Nghe đến đó, hai vợ chồng già cảm thấy cay cay khóe mắt…

Cậu thanh niên trẻ ngày ấy có gia cảnh vô cùng khó khăn, mồ côi cha mẹ và sống với bà, nhà không đủ tiền cho cậu ăn học, nhưng cậu vẫn quyết tâm phải học bằng bạn bằng bè, vì cậu biết đó là con đường duy nhất giúp cậu thoát khỏi cảnh nghèo khó, tuy nhiên cả ngày đi lang thang không có thức ăn, cậu gần như không còn sức đến trường. Và rồi khi cậu gặp hai ông bà chủ nhà hàng phúc hậu và lấy hết dũng khí để hỏi xin một bát cơm trắng, và nhận được sự tốt bụng còn nhiều hơn thế, thì cứ thế, cậu đã cố gắng hết sức để tiếp tục hoàn thành việc học của mình, những lúc nản chí nhất, cậu lại nhớ đến sự rộng lượng của vợ chồng ông bà chủ và tự nhủ mình phải học tốt để sau này báo đáp công ơn của họ. Và sự quyết tâm của cậu đã được đền đáp, năm tháng trôi qua, sau khi tốt nghiệp, cậu tập trung gây dựng sự nghiệp và đã trở thành giám đốc trẻ của một công ty đi đầu về dịch vụ ăn uống, ngay khi công việc ổn định, cậu đã mở ngay một nhà hàng tiệc đứng và chuẩn bị mọi thứ để đến mời hai ông bà chủ nhà hàng năm xưa trở thành quản lý nhà hàng. Cậu muốn đền đáp sự tử tế tốt bụng mà cậu đã được nhận. Nếu không có sự giúp đỡ của họ, có lẽ cậu đã không thể học xong, và sẽ không có được ngày hôm nay.

Một bát cơm trắng, không phải là quá to lớn. Nhưng một bát cơm trắng với thức ăn được đặt kín đáo ở dưới đáy, đó là thể hiện của một lòng tốt không cần phô trương, của một sự bao dung, chu đáo đầy tế nhị. Và hơn hết, chính sự ân cần, cho đi không cần nhận lại mỗi ngày của hai ông bà chủ dành cho anh sinh viên nghèo khổ là nguồn động lực lớn nhất cho anh nỗ lực theo đuổi con đường học hành mà không dám nản chí dù chỉ một ngày, chính nhờ sự xúc động từ đáy lòng với hành động ấy, mà anh trở thành một người rộng lượng và lấy việc báo đáp ân nghĩa làm mục đích lớn nhất cho phấn đấu sự nghiệp của mình. Và rồi một ngày, anh đã thực sự trả ơn được cho hai vợ chồng ân nhân của mình.

Qua câu chuyện này, chúng ta thấy được một sự thật rằng, “hành thiện tích đức”, “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Những câu nói của người xưa nay càng cảm thấy thấm thía trong cuộc đời. Một người thường xuyên hành thiện thì sẽ tích được nhiều phúc đức, làm việc tốt là không mong đáp trả, tuy nhiên rồi mọi điều bạn làm đều được ghi hết lại từ việc nhỏ cho đến việc lớn, không thiếu đi một chút nào, dần dần về sau đều được đáp lại tùy theo những tốt xấu trong quá khứ đó. Cho nên, một người kiên trì, nhẫn nại, có chí lớn đều sẽ qua chịu thống khổ tạm thời mà tiến đến thành công. Người nhân hòa, đức độ với những người xung quanh đều sẽ nhận được phước báo to lớn.

Có một câu nói như sau: Lòng tốt như thứ nước hoa quý. Có ai đem cho nó mà chẳng giữ được trên tay mình vài giọt thơm… Hãy cho đi và đừng mong nhận lại, bởi một ngày nào đấy, vào lúc không ngờ nhất nhưng là lúc bạn khó khăn nhất, thì có thể lòng tốt ấy sẽ quay trở lại và giúp đỡ bạn.

Kathy Mc Williams, theo Visiontimes.

Quỳnh Anh biên dịch

Vội - Thơ: Thích Tánh Tuệ. Nhạc: Tôn Thất Minh. Ca sĩ: Dzoãn Minh



Tôi thấy Phật - Thơ: Thích Tánh Tuệ. Nhạc Tôn Thất Minh



Sức mạnh tuyệt diệu của sự lắng nghe


Một người nói hay không bằng một người nghe giỏi. Giao tiếp không chỉ gói gọn trong việc chúng ta nói thế nào, nói ra sao mà nó đòi hỏi chúng ta phải biết lắng nghe. Lắng nghe vốn dĩ đã là một điều kỳ diệu, nếu như lắng nghe bằng cả con tim và khối óc thì đó mãi là điều vĩ đại. Chia sẻ và được chia sẻ là chiếc cầu nối vô hình cho một mối quan hệ lâu dài, bền chặt và hạnh phúc. Con người có thể sống hòa hợp cùng nhau dưới mái nhà chung, cùng nhau làm việc có ích, cùng nhau vượt qua những điều tưởng chừng như không thể v.v…. chính là nhờ vào sức mạnh của sự chia sẻ. Khi chúng ta ngừng chia sẻ có nghĩa là mối quan hệ đã dần đi đến hồi kết. Để giao tiếp đạt tới đỉnh cao của ngôn ngữ khi nó đảm bảo hai yếu tố, có người nói và có người nghe, cuối cùng cả hai thảo luận và đi đến thống nhất, chứ không phải rằng họ đang nói chuyện với một bức tường dưới hình hài của một con người với những ngôn từ “à, ừ” lặp đi lặp lại một cách vô nghĩa.

Ai trong chúng ta cũng đều mong muốn khi giao tiếp với người khác, phải nói năng thật hay thật lưu loát, trôi chảy, phản xạ nhanh, biểu hiện nét mặt, cử chỉ, điệu bộ chuẩn và biểu cảm, mang lại hiểu quả cao, gây ấn tượng với người đối diện. Nhưng chúng ta quên rằng, người được chú ý nhất không phải là người nói nhiều nhất mà là người biết lắng nghe nhiều nhất. Chúng ta nghĩ những gì chúng ta nói nhưng không được nói hết những gì chúng ta nghĩ. Biết lắng nghe giúp chúng ta tìm ra ẩn ý, ý tứ, sở thích, mong muốn, nhu cầu, tâm tư tình cảm, băn khoăn, trăn trở, lo lắng, muộn phiền, niềm vui, sự hân hoan, v.v… từ những người xung quanh. Đôi khi lắng nghe đơn giản chỉ là nghe lại tiếng lòng của chính mình ở một thời điểm, hoặc một khoảng khắc tại một không gian bất chợt nào đó.

Có thể nói rằng, nói là gieo, nghe là gặt. Nhân duyên tạo ra con người với hai cái tai để lắng nghe, hai con mắt để nhìn cuộc đời, hai cánh mũi để thưởng thức hương vị của cuộc sống, cùng đôi bàn tay khéo léo để làm việc có ích, với đôi bàn chân khỏe mạnh để đi tới đâu chúng ta muốn nhưng lại chỉ với một cái miệng để nói.

Điều đó thật tuyệt. Tất cả những điều ấy hòa quyện đan xen vào nhau tạo thành một thực thể hoàn chỉnh. Nói ít nghe nhiều, để tâm sâu lắng.

Cuộc sống này có vô vàn những điều trái khuáy và đau khổ, tuyệt vọng, rối trí, niềm vui thì ít trái ngang thì nhiều. Trong những lúc tưởng chừng như tột cùng ấy, chúng ta cần gì nhỉ? Chúng ta cần được nói, cần được chia sẻ và cần được lắng nghe. Đơn giản là thế thôi. Biết lắng nghe đã là món quá quý giá trước khi nó được tô điểm bằng những lời động viên và khích lệ.

Lắng nghe để thấu hiểu những điều người khác nói là một nghệ thuật, nghệ thuật của sự hàn gắn, xóa mờ đi nét vằn vệt, loang lổ, trầy xước, mà cuộc đời ban tặng cho mỗi người. Nghe để thông cảm hơn nỗi đau của người khác. Nghe để biết mình đang tồn tại và được sống. Nghe để thấy nỗi đau mình trải qua ít hơn nhiều những niềm vui ta được nhận. Nghe để chúng ta nhìn thế giới này một cách khách quan hơn. Nghe để cho sợi dây yêu thương giữa chúng ta thêm gắn kết và bền lâu hơn.

Có rất nhiều bạn trẻ thắc mắc, làm thế nào để tôi lắng nghe một cách hiệu quả nhất, để người đối diện biết tôi đang nghe họ nói bằng cả tấm chân thành. Băn khoăn này không mới nhưng không phải ai cũng nhớ để làm hay thực hành theo. Lắng nghe người khác nói ngay cả khi họ nói làm chúng ta phật ý, là thể hiện sự tôn trọng bản thân mình và người đối diện. Vì ít hay nhiều mỗi cá nhân đều có đều muốn được giữ “thể diện”. Giữ cho người cũng chính là giữ cho mình.

Dưới góc độ ta là người lắng nghe người khác nói, cho dù là một nhóm người hay chỉ có một vài người thì chúng ta vẫn phải thực hành bước tóm gọn và lặp lại ý mà họ vừa nói bằng chính ngôn ngữ và biểu đạt của chúng ta, điều đó không đồng nghĩa với việc ta hoàn toàn đồng ý với quan điểm của họ nhưng đảm bảo rằng ta đang rất hiểu những gì họ nói. Đó là lắng nghe mang lại hiệu quả thỏa mãn cho cả hai bên.

Chuck Gallozzi đã bàn về việc lắng nghe như sau: “Trước khi chúng ta có thể làm lãnh đạo, chúng ta phải phụng sự. Trước khi chúng ta có thể phụng sự, chúng ta phải sẵn sàng.Trước khi chúng ta sẵn sàng, chúng ta phải học.Trước khi chúng ta có thể học, chúng ta phải lắng nghe. Trước khi chúng ta có thể lắng nghe, chúng ta phải im lặng”. Một quan điểm đúng đắn và đầy ý nghĩa.

Sự thông thái chính là tặng phẩm của một đời biết lắng nghe và im lặng đúng lúc. Chúng ta không thể đòi hỏi sự từng trải, kinh nghiệm sống của ở một người trẻ, 20 tuổi tôi cho bạn cơ hội để thử thách, được quyền sai lầm, 30 tuổi tôi muốn được nhìn thấy kinh nghiệm sống từ bạn, 40 tuổi tôi đòi hỏi sự từng trải và những thành công, 50 tuổi tôi muốn bị bạn chinh phục bởi sự chín muồi của một đời người.

Khi chúng ta lắng nghe người khác chính là lúc chúng ta khơi dậy trong họ lòng tin, sự tin cậy cần thiết, họ biết mình được tôn trọng. Thông thường, chúng ta không thể lựa cho người nói mà ta phải nghe tất cả, người ta thích cũng như người ta không thích, tưởng chừng như vô bổ nhưng nó lại mang tới rất nhiều lợi ích. Từ những lời chúng ta được nghe, tự bản thân ta đã rút ra cho mình được những bài học quý, cái gì nên cái gì không nên, điều gì cần tránh điều gì không. Thu thập và xử lý thông tin là chúng ta chứ không phải ai khác, không ai có thể chịu trách nhiệm thay ta về công việc, gia đình, bạn bè, không ai có thể sống thay ta cuộc sống này. Chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống, làm việc và cống hiến.

Thực tế làm người biết lắng nghe rất khó. Chỉ lắng nghe radio là dễ nhất. Tại sao? Bản ngã hay cái tôi của mỗi người đếu lớn. Ai cũng muốn tôi là chính tôi, tôi không phải là cái bóng của người khác, tôi sinh ra để in dấu trong lòng người khác chứ không phải tan biến như một hạt cát vô danh. Thế đấy. Để chứng minh cho sự tồn tại cũng như khẳng định vị trí của mình ở không gian ấy, ta một nửa đang nghe nhưng một nửa lại muốn chen ngang vào câu chuyện. Nếu như nhu cầu chen ngang được chấp nhận, thì mọi việc sẽ rất dài và rất lê thê.

Trong một cuộc đối thoại gần đấy nhất mà bản thân tôi từng gặp, nó để lại cho tôi rất nhiều bài học kinh nghiệm. Sau những năm tháng làm việc ngoài xã hội, có lẽ đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi mắc phải cái lưới do chính mình quăng ra. Tôi đã nói rất nhiều và người nghe cũng chỉ nghe với thái độ im lặng. Theo lẽ thường như vậy quả là rất đáng quý nhưng với cá nhân mình, tôi nhìn nhận đó không phải là là sự lắng nghe có chủ ý và mục đích, giữa người nói và người nghe không có sự tương tác qua lại, để vấn đề được cảm nhận sâu sắc hơn. Người nói cảm giác mình không được tôn trọng, còn người nghe thì khó chịu, khi sinh tâm không vừa ý thì làm sao có thể nghe và thấu hiểu hết được ý của người nói. Và đó mãi là một buổi tọa đàm thất bại.

Bất kể khi nào ở đâu, khi bắt đầu vào một cuộc thảo luận, bàn bạc, chia sẻ, tâm tình v.v…nhất thiết chúng ta phải gạt bỏ cái tôi của mình ở phía ngoài, hành trang mang theo chỉ là tấm lòng cảm thông, lí trí đủ sáng, một chút tinh ranh, hài hước để có những ý kiến hay, lời khuyên chân thành, bổ ích và đúng mực.

Có vài điều chúng ta không nên lắng nghe ví như: lời ác ý, kể xấu, kể tội người khác, bôi nhọ danh dự người khác, đánh giá người khác chủ quan theo ý kiến của mình. Chúng ta khác ở các loài hữu tình khác đó là khả năng “biết suy nghĩ” đúng sai, không ai đủ tự tin vỗ vào ngực mình mà nói rằng tôi chẳng làm sai điều gì, tôi là người tốt, tôi là người tử tế. Chúng ta có mặt trên thế gian này, để lưu truyền cái hay, cái tốt đẹp, lòng từ bi cho muôn đời sau. Thiền sư Nhất Hạnh đã từng dạy: “Hãy luôn cho đi bằng sự có mặt của chính mình”. Chúng ta có mặt ở đây để vun đắp, xây dựng tình thân ái, nối kết yêu thương giữa con người với nhau, cùng nhau làm việc có ích.

Khi tôi lắng nghe là khi tôi cho đi sự có mặt của mình và từ đó tôi cũng biết rằng mình đã nhận lại rất nhiều trong sự cho đi ấy. Cho đi để nhận lại nhiều hơn. Lắng nghe để nâng cao sự hiểu biết, cảm nhận thế giới quan, gạt bỏ cái ích kỷ, cái tôi của mỗi người. Lắng nghe để mở ra một cánh cửa mới, cánh cửa của lòng từ bi và bác ái.

(Quán Như)

ỦNG HỘ MÁY NGHE PHẬT PHÁP

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
CHÙA GIÁC NGỘ
QUỸ ĐẠO PHẬT NGÀY NAY
Số: 13/2016/TVĐ-QĐPNN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


TP.HCM, ngày 05 tháng 04 năm 2016

THƯ VẬN ĐỘNG
ỦNG HỘ MÁY NGHE PHẬT PHÁP (C73)
Kính gửiCác mạnh thường quân, các nhà hảo tâm và toàn thể Phật tử
I/ MỤC ĐÍCH
     Nhận thấy những ưu điểm của thiết bị âm thanh di động (máy nghe), Quỹ Đạo Phật Ngày Nay kính mời mọi người cùng ủng hộ chương trình tặng máy nghe để Pháp Phật có thể đến được rộng rãi với đại chúng.
  • Những lợi ích thiết thực của máy nghe Pháp:
   → Máy có loa để bật lớn cho nhiều người cùng nghe Pháp;
   → Máy có thể trữ được tối thiểu 150 bài thuyết pháp (dung lượng 16GB), và nhiều hơn đối với thẻ nhớ có dung lượng lớn hơn;
   → Nhỏ gọn, thuận lợi mang theo bên người mọi lúc mọi nơi;
   → Rất hữu ích cho mọi đối tượng nhất là người bận rộn, người khiếm thị, người  không sử dụng được mạng internet, người không có đầu đĩa và TV, v.v…;
   → Thời hạn sử dụng máy nhiều năm nếu được bảo quản tốt;
   → Những bài pháp đã được nghe qua có thể được xóa để sao chép bài pháp mới.
II/ SỐ LƯỢNG THIẾT BỊ ỦNG HỘ:
     Quỹ Đạo Phật Ngày Nay dự kiến ủng hộ 5000 thiết bị nghe Phật Pháp, dung lượng 16GB, trị giá mỗi máy là 150.000đ (nếu Quý vị biết những nơi bán sỉ giá tốt hơn xin vui lòng giới thiệu cho Quỹ), bao gồm máy và thẻ nhớ chép sẵn tuyển tập các nội dung như: Kinh Phật cho người mới bắt đầu, Kinh Phật cho người tại gia, Kinh Pháp cú, những bài pháp thoại của các Hòa thượng, Thượng tọa Giảng sư thuyết giảng về các chủ đề khác nhau, có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống.
     Quỹ Đạo Phật Ngày Nay tha thiết kêu gọi các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm và quý Phật tử phát tâm đóng góp tịnh tài tịnh lực để thiết bị âm thanh di động nhỏ gọn đặc biệt này có thể phổ biến Pháp Phật rộng rãi đến được với nhiều người. Bên cạnh nhu cầu tịnh tài, chúng tôi rất cần quý Phật tử đóng góp công sức để sao chép Kinh Phật và các bài Pháp thoại vào thẻ nhớ.
     Kính mong quý Phật tử, quý Thiện hữu tri thức hãy cùng quan tâm và hỗ trợ đặc biệt cho thiết bị âm thanh di động này, giúp Ban Ấn tống chúng tôi có thêm khả năng tạo tác nhiều món quà, món ăn tinh thần Phật Pháp, đưa Pháp Phật đến với những người hữu duyên, góp phần thăng hoa cuộc sống của mình và mọi người.
     Mọi sự ủng hộ, xin gửi về:
Chuyển khoản: (Khi chuyển khoản, xin vui lòng ghi rõ mã số C73 và các thông tin người đóng góp trong nội dung chuyển khoản để chúng tôi có thể phân bổ đóng góp vào đúng mục đích và ghi nhận đúng tên người đóng góp)
A/ Tại Việt Nam:
Tài khoản: Thích Nhật Từ
Số tài khoản: 0071000776335
Ngân Hàng Vietcombank chi nhánh TP. HCM (Joint Stock Commercial Bank).
Swift code: BFTVVNVX007
B/ Tại Úc:
Nếu gửi check hay money order thì gửi về địa chỉ:
Buddhism Today Association Incorporated
5 Jeanes St,
Beverley, SA. 5009, Australia Mobile:  0417804357; Fax: (08) 82688482
Mọi sự ủng hộ dưới dạng chuyển khoản, xin gởi về:
Bank: Commonwealth Bank of Australia
Account Name: Buddhism Today Association Incorporated
BSB number: 065112
Account number: 1011 6049
Chi tiết của ngân hàng dưới đây chỉ cần thêm cho những vị ở ngoài nước Úc:
Swift code: CTBAAU2S
Address: 230a Port Road
Hindmarsh SA. 5007
Australia
Địa chỉ nhận đóng góp trực tiếp tại Việt Nam:
STT
Liên hệ
Địa Chỉ
Số ĐT
1
Văn phòng Chùa Giác Ngộ92 Nguyễn Chí Thanh, P3, Quận 10, Tp.HCM
08.3830.9570
2
Giác Thanh Nhã182 Sư Vạn Hạnh, P.9, Quận 5, Tp.HCM
0918.771.221
3
Giác Như Ngọc95A Phan Đăng Lưu, P.7, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM
0903.676.679
Chân thành cảm ơn và kính chúc an lành.
TM. BAN ĐIỀU HÀNH QUỸ
                                                                                  TRƯỞNG BAN

                                                                                          TT. Thích Nhật Từ

Ý nghĩa và lợi ích của vũ điệu Tám Hóa thân Đức Liên Hoa Sinh

Sự xuất hiện của Kim cương Thượng sư Liên Hoa Sinh trong cõi Sa bà đã được Đức Phật Thích Ca huyền ký trong nhiều kinh điển. Đức Phật cũng đã dạy rằng Đức Liên Hoa Sinh chính là Đức Phật A Di Đà trong hình tướng loài người. Vào thế kỷ thứ 8, Đức Liên Hoa Sinh đã từ Ấn Độ đến vùng đất tuyết, hàng phục các quỷ thần quấy nhiễu người dân và cải hóa họ thành các Hộ pháp của Đạo Phật, xây dựng các tự viện, trao truyền giáo pháp Kim Cương thừa của Đức Phật Thích Ca cho người dân trên khắp dãy Himalaya. Ngài thị hiện vô số thần thông nhưng hơn hết, lòng từ bi và trí tuệ giác ngộ của Ngài đã cảm hóa toàn bộ người dân tại vùng đất này, bởi vậy người dân và Phật tử khắp nơi luôn tin kính Ngài là hóa thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.


Xét về tự tính tuyệt đối, các Bậc Giác ngộ không rời Pháp thân, nhưng với lòng từ bi, các Ngài thị hiện vố số hình tướng các Báo thân và Hóa thân để chúng sinh có thể kết nối và được lợi ích. Các Ngài sẽ hóa thân thị hiện tùy thuận theo nhu cầu và căn cơ của chúng sinh. Từ Pháp thân, đức Phật A Di Đà hóa hiện Báo thân là đức Phật Quan Âm, và Hóa thân là Đức Liên Hoa Sinh. Cũng như vậy, tuy an trụ trong tự tính tâm bất khả tư nghì, Đức Liên Hoa Sinh cùng lúc thị hiện vô số hóa thân với các công hạnh khác nhau để mang sự giải thoát cho chúng sinh. Trong số đó, có 8 Hóa thân với các công hạnh chính của Ngài được người dân Himalaya tán thán và tưởng nhớ qua các giáo pháp cũng như qua Vũ điệu Tám Hóa thân Liên Hoa Sinh. Hàng năm, tại các lễ hội tâm linh đặc biệt tại các Phật địa, chư tăng sẽ cử hành vũ điệu này trước sự tham gia đông đảo của người dân, những Phật tử thuần thành với mong nguyện đón nhận sự gia trì và cảm hứng tu tập từ một bậc toàn giác.

Chính Đức Liên Hoa Sinh đã dạy lại cho chư Tăng vũ điệu này và nói rằng khi vũ điệu được cử hành ở bất cứ đâu, Ngài sẽ thị hiện ở nơi đó và những Phật tử chí thành sẽ đón nhận sự gia trì trực tiếp từ Ngài. Theo truyền thống, vũ điệu chỉ được cử hành ở các vùng Phật tích linh thiêng, vào thời điểm cát tường (ví dụ như ngày 10 lịch Tạng là ngày vía Đức Liên Hoa Sinh). Các vị Tăng cử hành vũ điệu phải là các hành giả cao cấp, phải thiền định trong nhiều tháng trước khi cử hành vũ điệu để có thể hợp nhất thân và tâm với Thượng sư Liên Hoa Sinh, nhằm qua vũ điệu này, truyền tải trọn vẹn nguồn gia trì từ Đức Liên Hoa Sinh tới tất cả chúng sinh tham dự nghi lễ. Bởi vậy, đây không chỉ là một vũ điệu đặc sắc mà còn là một nghi thức vô cùng linh thiêng, minh chứng cho sự thiện xảo của Kim Cương Thừa với năng lực tịnh hóa và giải thoát chỉ nhờ chiêm bái.

Vũ điệu 8 Hóa thân Liên Hoa Sinh thường là một phần của một lễ hội tâm linh kéo dài 3 ngày cho đến 1 tuần, và là cao trào của toàn bộ lễ hội, được cử hành vào ngày cuối cùng sau khi các Phật tử tham dự lễ hội đã trải qua các nghi thức tịnh hóa và tiêu trừ chướng ngại, thân tâm thanh tịnh để sẵn sáng đón nhận ân phúc gia trì. Trong âm thanh vũ điệu Kim Cương, Hóa thân chính Guru Rinpoche sẽ xuất hiện cùng 8 Hóa thân:


Guru Pema Jungney, ‘Diamond-Thunderbolt Born from a Lake’, Ngài mang mặt nạ xanh với ba mắt, đội vương miện ngũ trí (hoặc năm đầu lâu), cầm trên tay Chày Kim cương và Chuông Kim cương. Danh hiệu này xuất phát từ sự tích đản sinh của Ngài. Ngài không sinh ra từ bụng mẹ mà hóa sinh trong một đóa hóa sen xanh giữa một hồ nước ở xứ Udiyana (Pakistan ngày nay) trong hình tướng đồng tử. Đức vua của xứ này là Indrabodhi khi đó không có con nên đã nhận Ngài làm con nuôi và dự định trao ngai vàng cho Ngài. Hoa sen, loài hoa tinh khiết, dù mọc lên giữa bùn lầy nhưng không bao giờ bị vướng bẩn mùi tanh của bùn, nêu biểu cho tự tính trong sáng của tâm, không bao giờ bị ảnh hưởng bởi các xúc tình. Hóa thân này có ý nghĩa khi sinh ra Đức Liên Hoa Sinh đã đầy đủ các phẩm chất giác ngộ, tự tại sinh tử.


Guru Shakya Sengye, ‘Lion of the Shakya Family’, với chiếc mặt nạ là diện của đức Phật và tóc kết lọn xanh, Ngài mang trên mình Tăng phục màu vàng, trên tay Ngài là bình bát. Đức Liên Hoa Sinh được kính ngưỡng là một hóa thân của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, và cũng giống như đức Phật Thích Ca, khi còn là Thái tử thừa kế ngôi vua, Ngài đã xả ly tất cả vinh hoa phú quý, thực hành thiền định tại nhiều nơi để đạt giác ngộ giải thoát và có thể cứu độ chúng sinh. Trong hóa thân này, dù đã là một bậc giác ngộ từ khi đản sinh, Ngài vẫn lấy thân mình làm gương cho chúng sinh, thọ nhận giới phẩm và qua đó nhận Truyền thừa bắt nguồn từ Đức Phật, thực hành giới, định, tuệ để đạt giác ngộ, hoằng truyền giáo pháp cứu độ chúng sinh. Những chân lý vũ trụ được Ngài tuyên thuyết được ví như tiếng hống của sư tử, đánh thức chúng sinh khỏi giấc ngủ mê trong vô minh.


Guru Nyima Oezer, ‘Sunbeam’, khoác y màu vàng, mặt nạ vàng với râu màu xanh, trên tay Ngài là pháp khí nêu biểu các tia sáng của mặt trời. Ngài thực hành thiền định trong nhiều năm tại các nghĩa địa và khu đất hỏa táng, thọ nhận giáo pháp mật thừa từ các Dakini và thành tựu các tantra, hàng phục quỷ thần và cải hóa họ thành những bản tôn hộ trì Phật pháp. Trong một lần thị hiện năng lực của mình, ngài đã khiến mặt trời dừng không lặn trong nhiều giờ, và đã được tôn kính với danh hiệu này.


Guru Loden Chogse, ‘He Who Wishes to Acquire Supreme Knowledge’, Ngài mang mặt nạ đỏ, tóc Ngài kết búi và trên đầu đội vương miện, với y màu đỏ, trên tay cầm trống và bảo bình. Sau khi thọ nhận giáo pháp Kim Cương thừa từ các bậc đại học giả của Ấn Độ và thành tựu các pháp thực hành, các bản tôn hộ trì đã hiển diện trước Ngài.


Guru Padmasambhava, ‘Liên Hoa Sinh’, khoác trên mình y của tăng, mang mặt nạ trắng với mũ thiền trí. Trong hóa thân này, Ngài đã tới xứ Zahor và nhận công chúa Mandavara, một bậc Dakini giác ngộ, làm minh phi trí tuệ. Tức giận vì tưởng con gái của mình đã bị người lạ này mê hoặc, vua xứ Zahor cho bắt và thiêu sống Ngài. Đức Liên Hoa Sinh đã để cho quân lính bắt trói, rồi thị hiện biến đống củi đốt dưới chân thành một hồ nước và an tọa trên một đóa hoa sen ở giữa hồ nước này. Kinh ngạc và nhận ra bậc giác ngộ trước mặt, đức vua và người dân đỉnh lễ và cúng dàng vương quốc lên Đức Liên Hoa Sinh. Ngài từ chối ngai vua nhưng ở lại nơi này ban truyền giáo pháp trong nhiều năm, giúp 100,000 người dân xứ Zahor đạt giác ngộ. Hồ nước nơi Ngài thị hiện thần thông được đặt tên là Tso Pema, nằm tại Ấn Độ ngày nay và là một điểm hành hương quan trọng của vô số Phật tử.


Guru Pema Gyalpo, ‘ Liên Hoa Vương’, Ngài mang mặt nạ trắng, đầu đội vương miện bá vương, trên hai tay Ngài là một chiếc trống và Chuông Kim cương. Trong chuyến thăm quê hương sau khi Ngài thành đạo, vị vua mới của đất nước muốn thiêu chết Ngài nhưng lửa thiêu trong nhiều ngày không tài nào làm hại đức Liên Hoa Sinh. Nhận ra đây là minh chứng cho thành tựu tâm linh của Ngài, họ quy y Phật pháp và cúng dàng ngai vua lên Ngài.


Guru Sengye Drathok, ‘He with the Voice of a Lion’, khoác trên mình y màu xanh, Ngài mang mặt nạ xanh tướng uy mãnh với ba mắt, vương miện đầu lâu, trên tay cầm chày Phổ ba Kim cương. Trong lịch sử Đại học Phật giáo Nalanda (Ấn Độ), có một lần 500 pháp sư huyền thuật đã thách đấu với các học giả trong trường với mục đích hủy hoại Phật pháp. Khi các học giả đang yếu thế trước ngoại đạo, một Dakini đã xuất hiện, dạy cho các vị bài kệ Bảy Lời Cầu Nguyện Đức Liên Hoa Sinh để thỉnh cầu Ngài trợ giúp. Sau đó, Đức Liên Hoa Sinh đã xuất hiện, trợ giúp các học giả Nalanda trong hùng biện cũng như đẩy lùi huyền thuật. Khi các bậc thầy ngoại đạo định dùng phép thuật để sát hại Ngài, Ngài thị hiện thân uy mãnh, đánh tan tà thuật với sấm chớp, rồi phát ra tiếng hống như của sư tử, âm thanh của chân lý tuyệt đối làm thức tỉnh tà kiến bên trong các bậc thầy ngoại đạo.


Guru Dorje Droloe, ‘Liberated Diamond-Thunderbolt’, Ngài mang một chiếc mặt nạ uy mãnh màu đỏ với 3 mắt, tay Ngài trì giữ chày kim cương với một chiếc khăn khatag được buộc ở chuôi chày. Dorje Droloe là hóa thân Phật Uy mãnh và trí tuệ của Đức Liên Hoa Sinh. Ngài cưỡi trên lưng một con hổ được minh phi trí tuệ hóa thành, bay đến và thiền định tại các hang động được đặt tên là “Hang Hổ” tại khắp dãy Himalaya, trong số đó nổi tiếng nhất là hang động Taksang tại Bhutan ngày nay. Ngài hàng phục các quỷ thần chuyên phá hoại Phật pháp và buộc họ phải phát nguyện hộ trì giáo pháp.

Trong nghi thức vũ điệu Tám Hóa thân, hóa thân chính Guru Rinpoche (mặt nạ với diện Đức Liên Hoa Sinh đầu đội mũ hoàng gia của Ngài) thường xuất hiện đầu tiên, hai bên Ngài là hai minh phi trí tuệ là Mandavara và Yeshe Tsogyal, cùng một thị giả cầm lọng ở sau. Theo sau ngài lần lượt theo thứ tự là Guru Dorje Droloe (mặt nạ đỏ uy mãnh), Guru Senge Drathok (mặt nạ xanh uy mãnh), Guru Nyima Ozer (mặt nạ vàng), Guru Loden Chogse (mặt nạ đỏ), Guru Padma Gyalpo (mặt nạ trắng), Guru Padmasambhava (mặt nạ trắng, mũ thiền giả), Guru Pema Jungney (mặt nạ xanh), và cuối cùng là Guru Shakya Senge (mặt nạ với diện đức Phật Thích Ca).

Các Hóa thân đứng thành vòng tròn hoặc hai hàng và cùng phô diễn vũ điệu, sau đó cùng an tọa và ban gia trì cho các thành viên tham dự buổi lễ. Các bản tôn daka, không hành mẫu dakini, thiên nhân mang các sức trang hoàng bằng xương xuất hiện và tán thán Đức Liên Hoa Sinh. Rồi lần lượt từng Hóa thân cử hành vũ điệu theo lời tụng và nhạc khí cúng dàng. Bậc thượng sư giác ngộ chủ đàn cùng các bậc Thầy đang an tọa sẽ tung hoa và gạo ngũ sắc để thể hiện sự tôn kính và chào đón Đức Liên Hoa Sinh. Kết thúc vũ điệu, các Hóa thân lần lượt rời khu vực sân khấu.


Từ hơn 1000 năm nay, vũ điệu 8 Hóa thân Liên Hoa Sinh đã trở thành tâm điểm của nhiều lễ hội tâm linh trên khắp dãy Himalaya. Người dân trong khu vực của các lễ hội này thường kéo đến đông đủ để chiêm bái vũ điệu với mong nguyện đón nhận sự gia trì thanh tịnh và cảm hứng thực hành giáo pháp từ Đức Liên Hoa Sinh. Hiện nay, nghi thức này vẫn được chư Tăng Truyền thừa Drukpa cử hành tại các tự viện tại Darjeeling, Ladakh (Ấn Độ), trên khắp đất nước Bhutan, và lần đầu tiên sẽ được cử hành tại Việt Nam tại Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên, tỉnh Vĩnh Phúc vào tháng 09/2015. Đây quả là phúc duyên hy hữu để người dân Việt Nam được đón nhận sự gia trì tối thắng và trải nghiệm tinh hoa văn hóa nghệ thuật Mật thừa vô cùng độc đáo.


Lịch Khóa Tu Năm 2015 tại chùa Hoằng Pháp, Hốc Môn, TPHCM

ĐẠO TRÀNG NIỆM PHẬT CHÙA HOẰNG PHÁP

THÔNG BÁO

V/v Lịch tổ chức khóa tu và các ngày lễ lớn năm 2015

---oOo---

TU NIỆM PHẬT MỘT NGÀY

o Lần 01: Ngày 22 - 03 - 2015 (nhằm 03 - 02 Ất Mùi)
o Lần 02: Ngày 19 - 04 - 2015 (nhằm 01 - 03 Ất Mùi)
o Lần 03: Ngày 24 - 05 - 2015 (nhằm 07 - 04 Ất Mùi)
o Lần 04: Ngày 21 - 06 - 2015 (nhằm 06 - 05 Ất Mùi)
o Lần 05: Ngày 19 - 07 - 2015 (nhằm 04 - 06 Ất Mùi)
o Lần 06: Ngày 16 - 08 - 2015 (nhằm 03 - 07 Ất Mùi)
o Lần 07: Ngày 13 - 09 - 2015 (nhằm 01 - 08 Ất Mùi)
o Lần 08: Ngày 18 - 10 - 2015 (nhằm 06 - 09 Ất Mùi)
o Lần 09: Ngày 15 - 11 - 2015 (nhằm 04 - 10 Ất Mùi)
o Lần 10: Ngày 13 - 12 - 2015 (nhằm 03 - 11 Ất Mùi)
o Lần 11: Ngày 10 - 01 - 2016 (nhằm 01 - 12 Ất Mùi)


KHOÁ TU SINH VIÊN HƯỚNG VỀ PHẬT PHÁP


o Lần 01: Ngày 05 - 04 - 2015 (nhằm 17 - 02 Ất Mùi)
o Lần 02: Ngày 07 - 06 - 2015 (nhằm 21 - 04 Ất Mùi) o Lần 03: Ngày 02 - 08 - 2015 (nhằm 18 - 06 Ất Mùi) o Lần 04: Ngày 11 - 10 - 2015 (nhằm 29 - 08 Ất Mùi) o Lần 05: Ngày 06 - 12 - 2015 (nhằm 25 - 10 Ất Mùi)
o Lần 06: Ngày 17 - 01 - 2016 (nhằm 08 - 12 Ất Mùi)


KHÓA TU PHẬT THẤT

o Khóa 79: Từ 10 – 05 đến 17 – 05 – 2015 (nhằm 22 – 03 đến 29 – 03 Ất Mùi)
o Khóa 80: Từ 01 – 09 đến 08 – 09 – 2015 (nhằm 19 – 07 đến 26 – 07 Ất Mùi)
o Khóa 81: Từ 21 – 12 đến 28 – 12 – 2015 (nhằm 11 – 11 đến 18 – 11 Ất Mùi)

Thời gian: 07 ngày đêm.

Đối tượng tham dự: Tất cả Phật tử tại gia đều có thể tham dự. (Yêu cầu phải có đủ sức khoẻ, không bị bệnh truyền nhiễm, huyết áp cao, tai biến mạch máu não, bệnh đau thắt ngực).

Thể lệ đăng ký: Đăng ký trước một ngày của khóa tu. Ghi rõ họ tên, pháp danh, tuổi, địa chỉ

Yêu cầu: Phải có giấy CMND photo để đăng ký ( CMND phải có số đt của người thân để tiện cho việc liên lạc)

Phải có áo tràng lam và quần áo lam.


KHÓA TU MÙA HÈ (KHÓA XI)



Từ 07 - 07 đến 14 - 07 - 2015 (nhằm 22 – 05 đến 29 – 05 Ất Mùi)

Thời gian tu học: 7 ngày đêm.

Đối tượng tham dự: Học sinh, sinh viên từ 18 đến 25 tuổi.

Yêu cầu: Phải có giấy CMND (nếu không BTC sẽ không nhận) để đăng ký tạm trú.

Mặc quần áo lam (không bắt buộc theo kiểu mẫu nhất định) và áo tràng lam suốt khóa tu.

Thể lệ đăng ký: Nhận hồ sơ và đăng ký tại văn phòng chùa.

Số lượng: 3.000 người.


LỄ QUY Y TAM BẢO



o Lần 01: Ngày 29 - 03 - 2015 (nhằm 10 - 02 Ất Mùi)
o Lần 02: Ngày 26 - 07 - 2015 (nhằm 11 - 06 Ất Mùi)
o Lần 03: Ngày 22 - 11 - 2015 (nhằm 11 - 10 Ất Mùi)

Thể lệ đăng ký: Giấy CMND photo hoặc khai sinh.

Đăng ký trước 7h sáng của ngày tổ chức lễ Quy y.

Ghi họ tên, năm sinh, giới tính, địa chỉ.


CÁC NGÀY LỄ LỚN TRONG NĂM

o Ngày 15 - 01 Ất Mùi (nhằm 05 - 03 - 2015): Lễ cầu an đầu năm.
o Ngày 15 - 04 Ất Mùi (nhằm 01 - 06 - 2015): Lễ Phật Đản.
o Ngày 15 - 07 Ất Mùi (nhằm 28 - 08 - 2015): Lễ Vu Lan.
o Ngày 16 - 10 Ất Mùi (nhằm 27 - 11 - 2015): Lễ Giỗ Tổ.
o Ngày 17 - 11 Ất Mùi (nhằm 27 - 12 - 2015): Lễ Vía Phật A Di Đà.

Mọi chi tiết, xin quý Phật tử vui lòng liên hệ:
Chùa Hoằng Pháp, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh.
ĐT: (08). 37130002 – 37134307.
Email: hopthu@chuahoangphap.com.vn

Nguồn: http://www.chuahoangphap.com.vn/thong-bao/lich-khoa-tu-nam-2015/



Bố nằm liệt ở bệnh viện, mẹ chết vì tai nạn, hai con trẻ bơ vơ



Trên đường đi làm, người chồng bị tai nạn giao thông gãy cột sống, liệt tủy sống. Người vợ xuống viện chăm chồng cũng bị xe máy tông chấn thương sọ não, tử vong trong bệnh viện sau mấy ngày điều trị. Giờ hai đứa con nhỏ đang bơ vơ, tương lai chưa biết đi về đâu.


Đó là hoàn cảnh của ông Nguyễn Văn Tú (sinh 1965, tạm trú ở đường Nguyễn Như Hạnh, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng).

Ông Tú quê ở xã Điện Hồng (huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Hồi nhỏ, trong một lần bị ngã, ảnh hưởng đến cột sống nên lưng của ông Tú ngày càng khom dần. Mãi đến năm 36 tuổi ông mới gặp và cưới bà Nguyễn Thị Lý (sinh 1965, xã Điện Hòa, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Rồi niềm hạnh phúc cũng đến với ông bà khi hai cháu Nguyễn Phước Thiện và Nguyễn Thị Bảo Ngọc lần lượt chào đời.

Cuộc sống ở quê nhà khó khăn nên hai vợ chồng ông Tú dìu dắt nhau ra Đà Nẵng thuê nhà, kiếm việc làm. Hàng ngày, ông Tú chạy xe ôm, cũng có thời điểm đi bán vé số, rồi ai thuê gì làm nấy. Còn bà Lý đi làm giúp việc nhà cho người ta. Dù cuộc sống còn rất nhiều khó khăn nhưng vợ chồng ông Tú cũng vui mừng vì các con chăm ngoan, học giỏi. Cháu Thiện, hiện đang là học sinh lớp 6 (trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm), còn cháu Ngọc đang học lớp 4 (trường TH Duy Tân).



Ông Tú đang nằm điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng

Thế nhưng, một tai họa lớn bất ngờ ập đến với gia đình ông. Vào ngày 3/12/2014, trên đường đi làm, ông Tú bị chiếc xe ô tô tông. Hậu quả, ông Tú gãy cột sống, liệt tủy sống, gãy xương đùi bên trái, dập phổi. Ông Tú được đưa vào Bệnh viện Đà Nẵng điều trị và hiện đang nằm tại Khoa ngoại bỏng – tạo hình vì những vết loét ở mông do nằm lâu ngày. Tài xế gây tai nạn nhà cũng khó khăn, lại đi lái xe thuê cho họ nên cũng chỉ hỗ trợ được cho ông Tú 10 triệu đồng. Anh em, bà con phải hỗ trợ thêm để có tiền đóng viện phí cho ông.


Những vết loét trên cơ thể khiến ông Tú đau đớn

Trong lúc chồng đang nằm viện, bà Lý đi lại vào viện chăm sóc chồng thì cũng gặp tai nạn. Ngày 22/1 vừa qua, bà Lý đi xe đạp từ bệnh viện về nhà trọ thì bị xe máy tông. Vụ tai nạn khiến bà Lý bị chấn thương sọ não, phải đưa vào Bệnh viện Đà Nẵng cấp cứu. Mặc dù đã được bác sĩ nỗ lực cứu chữa sau hai lần tiến hành phẫu thuật nhưng bà Lý vẫn hôn mê và đã tử vong vào ngày 28/1. Còn ông Tú hiện đang được ba người chị gái thay phiên nhau vào viện chăm sóc.

Bà Nguyễn Thị Thảo, chị gái của ông Tú cho biết: “Khi vợ nó bị tai nạn nặng như thế, sợ nó biết chuyện rồi sốc ảnh hưởng đến tính mạng nên mọi người phải nói là vợ nó bị tai nạn nhưng bị nhẹ, cũng đang nằm viện nên không vào chăm nó được. Giờ nó mà biết vợ nó chết rồi chắc chịu không nỗi”.


Bố nằm liệt ở bệnh viện, mẹ mất, tương lai của hai anh em Thiện chưa biết sẽ như thế nào

Bác sĩ Phạm Trần Xuân Anh – Phó khoa ngoại bỏng – tạo hình (Bệnh viện Đà Nẵng) cho biết, bệnh nhân Tú bị gãy cột sống, liệt tủy sống, gãy xương đùi bên trái, dập phổi, loét mông. Bệnh nhân đã được mổ cột sống, xương đùi và ngực. Hiện sức khỏe của bệnh nhân cũng đã tạm ổn và đang hồi phục dần. Sắp tới chúng tôi sẽ tiến hành vạt da cho bệnh nhân. Tuy nhiên, sau này xuất viện về nhà, ông Tú cũng chỉ nằm một chỗ. Trong khi vợ đã mất sau tai nạn, hai con thơ còn nhỏ.

Sau khi mất, bà Lý được người nhà đưa về quê ở xã Điện Hòa chôn cất và lập bàn thờ tại nhà mẹ của bà Lý.

Bố nằm liệt trong bệnh viện, mẹ mất, hai đứa trẻ trở nên bơ vơ. Trước hoàn cảnh đó, người con trai của chị gái ông Tú đã đứa hai cháu về nhà chăm sóc và chở đi học hành ngày. Còn nhà trọ thì đóng cửa lại để đó khi nào hai cháu cần lấy đồ gì mới về.

Ngôi nhà mà hai vợ chồng ông Tú thuê trên đường Nguyễn Như Hạnh. Mang tiếng là nhà nhưng chỉ có được một phòng để sinh hoạt, ngủ nghỉ. Còn gian bếp thì cũng chỉ ộp ẹp, tạm bợ. Biết hoàn cảnh khó khăn của gia đình ông Tú nên chủ nhà cũng chỉ lấy tiền thuê nhà 350 ngàn đồng/tháng.

Thấy chúng tôi nhìn những tờ giấy khen treo trên tường nhé, bé Bảo Ngọc nói: “Giấy khen của hai anh em con nhiều lắm nhưng không có nơi treo nên mẹ cất hết rồi”.


Những tờ giấy khen của hai cháu Thiện, Ngọc

Trong ba tờ giấy khen đó có một giấy khen của Trường TH Duy Tân khen tặng cháu Ngọc đạt giải ba môn tiếng Anh trên Internet cấp quận và giấy khen học sinh giỏi năm Ngọc học lớp 3, một giấy khen của trường tặng khen cháu Thiện đạt học sinh giỏi năm lớp 5. Hỏi hai cháu năm nay có được học sinh giỏi không, cả hai trả lời chưa biết.

Trao đổi điện thoại với thầy Lưu Văn Hạ, giáo viên chủ nhiệm của em Thiện, thầy Hạ cho biết: học kỳ vừa rồi em Thiện có điểm trung bình là 6,9. Hai môn đạt loại giỏi là Lý và công nghệ.

Nhìn hai đứa cháu mình đang còn nhỏ chưa biết gì, bà Nguyễn Thị Thuận giọng chậm rãi: “Hôm mẹ nó mất, cả hai đứa đều khóc nhưng xong rồi lại thôi. Chúng còn nhỏ nên chưa nhận thức được sự mất mát. Tội lắm. Mẹ mất, bố thì nằm như thế, rồi tương lai của hai đứa nó chưa biết sẽ đi về đâu”.

Theo ông Phan Tấn Lộc, tổ trưởng tổ 12 (phường Hòa Minh) cho biết, gia đình ông Tú thuê nhà quanh đây khu vực này đã 7 – 8 năm nay rồi, còn thuê ngôi nhà này được 3 năm. Hoàn cảnh gia đình cũng rất khó khăn. Hôm bà Lý mất, đưa về quê trong chôn, ông Lộc cũng kêu gọi bà con trong tổ được 6 triệu đồng đi vào tận nơi để thắp hương cho bà Lý.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 1689: ông Trần Văn Sơn (anh rể của ông Tú), K54/14 đường Hải Phòng, TP Đà Nẵng

Số ĐT: 01243. 037. 713

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490


Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.

XUÂN 2015 - CHUNG TAY VÌ CỘNG ĐỒNG

Thời khắc giao mùa đang đến gần hơn với không khí rộn ràng, tươi vui và hy vọng. Nhân dịp này, Hội tình nguyện Chung tay vì cộng đồng sẽ là cầu nối của các Mạnh thường quân đến với các hoàn cảnh khó khăn trong mỗi độ xuân về

Đất trời đang chuyển mình báo hiệu một năm mới nữa lại đến, nhà nhà người người đều rạo rực đón mừng xuân về, nhưng đâu đó, còn có biết bao nhiêu gia đình khó khăn, các trẻ em mồ côi, những cụ già neo đơn đang sống cuộc sống cơ cực, phải lăn lộn mưu sinh để có được cái ăn, cái mặc hàng ngày... Trong những ngày năm mới sắp cận kề như thế này, thì bao nhiêu khó khăn, lo lắng lại đè nặng lên đôi vai của những người dân nghèo này..thì làm sao dám mơ ước một các Tết ấm cúng, sum vầy để gọi là Hạnh Phúc.
Hạnh phúc tưởng chừng là đơn giản nhưng lại rất khó khăn đối với họ.
Ai giàu ba họ
Ai khó ba đời

Vậy nhưng tại nơi đó Bệnh tật triền miên - Tiếp cận văn hóa thấp - Giao thông đi lại khó khăn
----------------------------------------------------------
với chủ đề Xuân 2015 - Chung tay vì cộng đồng tiếp tục chia sẻ trong dịp tết này tại: Tiền Giang - Gia Lai - Quy Nhơn - Bình Định - Thái Nguyên bằng nhiều hình thức khác nhau Tổng 298,100,000 Đồng
* Tại Thái Nguyên = 45.000.000 Ngày 31/01 và 01/02/2015 - Tạ Quang Hiếu: 0984 314 516 hoặc Nguyễn Tiến Hường: 0983 256 095
- 10 suất học bổng * 300.000 = 3.000.000
- Xây dựng 1 hàng rào kẽm B40 = 8.000.000
- Tết trồng cây - 2.000.000
- Áo mới cho em - 2.000.000
- Quà trẻ em - 200 Phần * 200.000 = 40.000.000
-
* Tại Gia Lai = 98.000.000 Ngày 30/01 - 31/01 - 01/02 - 02/02/2015 - Nguyễn Hải Đăng: 0914 240 418
- 200 cái Mền * 40.000 = 8.000.000
- 200 Phần quà tết * 200.000 = 40.000.000 (Bánh mứt, Gạo, Muối, Dầu ăn...)
- 20 suất học bổng * 500.000 = 10.000.000
- Quà trẻ em - 200 Phần * 200.000 = 40.000.000
* Tại Quy Nhơn = 146.000.000 Ngày 30/01 - 31/01 - 01/02 - 02/02/2015 - Trương Vũ Anh: 0985 994 487
- 400 cái Mền * 40.000 = 16.000.000
- 400 Phần quà tết * 200.000 = 80.000.000 (Bánh mứt, Gạo, Muối, Dầu ăn...)
- 20 suất học bổng * 500.000 = 10.000.000
- Quà trẻ em - 200 Phần * 200.000 = 40.000.000
* Tại Tiền Giang = 9.100.000 từ 7h00 Ngày 27/12 - Đến 17h00 Ngày 28/12/2014 - Hoàng Đình Quân: 0975 001 946
Lắp đường nước sinh hoạt và sữa chữa lại nhà cho hoàn cảnh bà Nguyễn Thị Ba - thay vách lá bằng vách tôn
--------------------------------------------------------------
Quý vị có lòng hảo tâm vui lòng gửi về.
Hội tình nguyện Chung tay vì cộng đồng
286/41/1 Khu Phố 6 Thị Trấn Nhà bè - TP HCM
Nguyễn Tiến Danh - 0933 993 218
Chuyển khoản theo thông tin sau:
* Tài khoản VND:
Phạm Thị Tâm - Số tài khoản: 0721000536680 - VCB Chi nhánh Kỳ Đồng
* Tài khoản USD
Name of Account : Luan Huynh Minh - Account No: 4610460895140721 - Swift code: Chasus33 - Name of the Bank: Jp Morgan Chase
---------------------------------------------------------------
Thời gian và địa điểm (dự kiến): từ Ngày 30/01 đến 02/02/2015
- Ngày 30/01
  • 18:00 xuất phát tại TP HCM
  • 22:00 nghỉ giải lao tại Trạm Bù Đăng
- Ngày 31/01
  • 06:00 có mặt tại Gia Lai
  • 07:00 xuất phát vào Làng Yamakun – Kongchro
  • 08:00 Phát quà
  • 09:30 Ăn trưa tại chùa Quan Âm – An Khê
  • 10:00 di chuyển về Tây Sơn – Bình Định
  • 15:00 Phát quà tại Xã An Lão - huyện An Lão
  • 18:00 có mặt tại tịnh xá Ngọc Nhơn
  • 20:00 giao lưu với anh em CLB Tình nguyện Đom Đóm
  • 22:00 Ngủ
- Ngày 01/02
  • 03:30 Thức dậy
  • 04:00 xuất phát
  • 06:30 có mặt tại bến phà di chuyển đến Làng Cát
  • 08:00 phát quà và cho ăn trưa
  • 10:00 di chuyển qua làng Vân Canh
  • 11:00 di chuyển xe trung chuyển lên làng
  • 13:00 Phát quà cho Người dân
  • 15:00 Phát quà
  • 16:30 Lên xe chia tay đoàn để xuất phát về HCM
  • 20:00 Ăn khuya
  • 21:00 Tiếp tục di chuyển
- Ngày 02/02
  • 04:00 có mặt tại HCM
  • 05:00 chia tay đoàn
Vài hình ảnh trong chuyến đi 2013
Những cung đường Hùng Vĩ
Những cuộc Giành Ăn vì đói
Con đường vào làng tặng quà
Nơi chuẩn bị phát quà
Trai xinh gái đẹp
Những hình ảnh thân thương
Những đoạn khó khăn nhất
Cung bậc của cảm xúc

Hẹn các bạn trong chuyển đi này

Động vật tuyệt đẹp