“Em thấy hận mình để cho mẹ phải khổ”

(Dân trí) -Em nhìn tôi, ánh mắt trân trân,hoe đỏ: “Em đủ trưởng thành để hiểu căn bệnh mình đang mang chị ạ, hết tiền rồi người cũng không còn. Em không sợ chết, chỉ mong sao ông trời thương xót đừng bắt mẹ đi sau khi em nằm xuống bởi hai em của em cần có mẹ”

Đó là những lời gan ruột của cậu thanh niên Đỗ Ngọc Hiển mà tôi đã gặp tại khoa Thận - Lọc máu của bệnh viện Việt Đức. Cơ thể gầy guộc, yếu ớt trông em càng thảm hại hơn bởi làn da đã ngả màu xám xịt vì những lần chạy thận suốt 2 năm ròng. Không một chút kêu than, em để lại trong tôi ấn tượng bởi cái vẻ bề ngoài cứng cỏi và mạnh mẽ khác hẳn với những bệnh nhân thường thấy khi họ mang trong mình án “tử hình” định sẵn. 

Đang là sinh viên năm 3 trường ĐH Kĩ thuật Nam Định, chàng trai Đỗ Ngọc Hiển phát hiện bị suy thận giai đoạn 4 nên phải nhập viện cấp cứu. 

Lặng im và chậm rãi, Hiển cố nén chịu những cơn đau đang hành hạ bởi những cái bặm môi và hai cánh tay ghì chặt xuống thành giường. Có lẽ với em, nỗi đau về thể xác đã trở nên quen thuộc nên không có gì là to tát và nghiêm trọng cả. Tôi buột miệng hỏi : “Chẳng lẽ em cứ chịu thế này, sao không nói với mẹ một tiếng, chị nghĩ em sẽ bớt đau đớn hơn”. Nhưng đáp lại điều thắc mắc ấy là một sự bình tĩnh đến không tưởng của em: “Em có kêu lên thì mẹ càng đau lòng thôi chị ạ mà bệnh thì vẫn thế. Mình đau thì một mình mình biết sẽ nhẹ nhàng, thanh thản hơn là để liên lụy đến người khác và bắt họ phải khổ theo mình”. 

Hai năm đi chạy thận, Hiển ân hận vì đã làm mẹ khổ và buồn nhiều. 

Chứng kiến cảnh con đau đớn, vật vã qua song cửa bệnh viện, cô Nguyễn Thị Nhung cũng tím tái mặt mày như cắt không còn một giọt máu. Lần thành ghế đá để bám cho vững, những giọt nước mắt bắt đầu túa ra trên gương mặt hiền lành, phúc hậu, cô cho biết: “Tính thằng bé từ nhỏ đã thế rồi chị ạ, nó tự lập và luôn tìm mọi cách giải quyết các vấn đề của mình cho đến khi nào bằng xong thì thôi. Hai năm rồi, nó mắc căn bệnh này, đau đớn và khổ sở lắm nhưng chẳng bao giờ kêu than với mẹ dù chỉ một câu. Có những lần đau quá phải đi cấp cứu, thế mà lúc tỉnh lại rồi nó vẫn bảo tôi: “Con không sao, mẹ đừng lo lắng cho con” khiến tôi như quặn hết cả ruột gan vào”. 

Chồng mất, tính mạng của con lại bị đe dọa bởi căn bệnh suy thận mãn khiến cô Nhung nghẹn đắng không biết kêu ai. 

Nhà nghèo, mẹ lại sinh đến 4 anh chị em nên từ nhỏ Hiển đã luôn biết nhường nhịn các em trong mọi công việc. Học xong lớp 12, em khao khát được đi thi Đại học để bằng bạn, bằng bè nhưng còn gánh nặng hai em đang ăn học nên cậu đã chọn cách đi bộ đội để bố mẹ không phải lo. Những ngày ở trong quân ngũ, bố mẹ cũng tự hào lắm bởi cậu con trai liên tục được chọn là chiến sĩ thi đua, chiến sĩ tiêu biểu được mọi người yêu mến. Sau 2 năm xuất ngũ trở về quê, niềm vui như còn được nhân lên gấp bội khi em thi đỗ vào trường ĐH Kĩ thuật Nam Định, quyết tâm thực hiện giấc mơ còn dang dở trước đây. 

Nếu như chỉ có thế, có lẽ sẽ chẳng bao giờ tôi nhận được lá đơn cầu cứu đẫm nước mắt của cô Nhung. Năm 2010, chồng của cô bị tai nạn xe máy qua đời để lại số nợ khổng lồ lên đến 100 triệu đồng đến nay vẫn còn bỏ ngỏ. Nỗi đau mất chồng còn chưa nguôi ngoai, đến đầu năm 2011, cậu con trai Đỗ Ngọc Hiển sau trận ốm “thập tử nhất sinh” được thầy cô và bạn bè cho đến bệnh viện thì phát hiện căn bệnh suy thận đã bước sang giai đoạn 4. Liên tục trong vòng 2 năm, người vợ, người mẹ Nguyễn Thị Nhung tưởng chừng như có thể “chết ngay được” nhưng còn 4 đứa con, các em cần có mẹ nên cô phải gượng dậy tiếp tục những ngày cầm cố mọi thứ có thể để cho con đi viện. 

Bị vỡ ven tay khiến Hiển phải chuyển từ bệnh viện Nam Định lên cấp cứu ở bệnh viện Việt Đức. 

Nhớ lại những ngày sau khi bố mất, Hiển bật khóc khi biết chắc mẹ đang làm thủ tục không nhìn thấy mình. Em kể: “Ngày ấy, mẹ em như người mất hồn chị ạ, đêm nào cũng thế cứ đợi 4 chị em em ngủ hết là mẹ lại ra mộ của bố gọi bố về. Em đã rất sợ hãi vì nghĩ mẹ không còn tỉnh táo nữa nhưng cũng là do mẹ em đau đớn quá thôi chứ mẹ vẫn bình thường và lo lắng cho chúng em”. 

Có lẽ chứng kiến những giây phút “kinh hoàng” ấy nên Hiển đã tự hứa với lòng mình không bao giờ được phép làm mẹ buồn và khóc nhưng ông trời trớ trêu bắt em mang bệnh chỉ sau ít thời gian bố mất. Không tỏ ra sợ hãi và đáng thương, ngày ngày trên viện chính em còn là người động viên mẹ “không được gục ngã dù cho bất cứ chuyện gì xảy ra” nhưng lại âm thầm chuẩn bị cho mình “ngày ra đi được nhẹ nhàng và thanh thản nhất”. 


Trong cả buổi nói chuyện, em đã bặm môi để không bật khóc vì sợ mẹ nhìn thấy. 

Ở khoa Thận, lọc máu, mặc dù đã được chỉ định nộp 25 triệu đồng để làm cầu tay nhưng số tiền quá lớn không biết lấy ở đâu ra nên Hiển đã phải trì hoãn đến hơn 1 tuần nay. Em tâm sự: “Ai cũng mong mình được sống chị ạ nhưng là một cuộc sống khỏe mạnh để bản thân mình được làm việc và lo lắng được cho những người thân yêu. Còn em, em đã khiến mẹ phải đau lòng, phải khóc và rơi vào cảnh nợ nần chồng chất mà đến hết cuộc đời này không biết có trả nổi không. Nỗi đau này còn lớn hơn gấp nhiều lần so với nỗi đau thể xác mà em đang phải chịu đựng mỗi ngày chị ạ… Giá như, giá như mẹ em đủ mạnh mẽ để em biết chắc rằng sẽ không sao hết thì em ước gì mình được “ra đi” nhanh hơn để mọi người không phải khổ”. 

Không có 25 triệu nộp cho con để làm cầu tay, người mẹ bất lực chỉ biết ngồi khóc ở bệnh viện. 

Nghe những lời em nói, tim tôi cũng như nghẹn ứ lại, trước mắt tôi vẫn là một người bệnh èo uột, yếu ớt và mỏng manh đấy thôi nhưng sao em lại có thể nghị lực và mạnh mẽ đến vậy. Chính em đã dạy cho tôi biết giá trị của một con người không phải nằm ở sự hiện hữu, tồn tại của bản thân mà là những điều mình làm được cho những người thân yêu nhất ngay cả khi thể xác đã trở về với cát bụi. 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: 

1 Mã số 1265: Cô Nguyễn Thị Nhung (xóm 3, thôn Đồng Quỹ, xã Nam Tiến, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định). 

Số ĐT: 0166.305.5019 

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. 

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã) 

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 


Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: 

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. 

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri 

Account Number: 045 137 195 6482 

Swift Code: BFTVVNVX 

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) 

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm 

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) 

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội 

* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) 

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 

Swift Code: MSCBVNVX 

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 

3. Văn phòng đại diện của báo: 

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269


Phạm Oanh 

0 nhận xét:

Sẻ Chia Yêu Thương